Trong bối cảnh của cuộc nội chiến Hoa Kỳ (American Civil War) năm 1853, một hỗn hợp cà phê / sữa / đường đậm đặc được sản xuất và vận chuyển tới quân đội. Khi sử dụng, các chiến binh sẽ pha 1 muỗng cafe hỗn hợp đậm đặc đó với một cốc nước nóng. Tuy nhiên, thức uống này lại không được ưa chuộng lấy bấy giờ và nhanh chóng chìm vào quên lãng.
Năm 1876, tại Anh một loại đồ uống gồm hỗn hợp của nước, đường, 4% cà phê và 26% rễ của cây rau diếp xoăn được sản xuất bởi công ty Paterson & Sons LTD và được bày bán dưới tên Camp Coffee.
Rễ cây rau diếp xoăn từng được sử dụng như một nguyên liệu thay thế cho cafe vì sự khan hiếm cafe diễn ra thời bấy giờ
Từ cuối thế kỷ 19 cho đến thế kỷ 20, phiên bản cà phê hòa tan dạng tinh thể giống với hiện tại nhất lại được phát minh và tái phát minh bởi rất nhiều nhân vật. Cụ thể
Ở một số quốc gia như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha hay Ấn Độ, cà phê hòa tan được pha với sữa nóng thay vì nước sôi. Tại Hàn Quốc, cafe hòa tan lại được trộn sẵn với kem và đường không chứa sữa và được gọi là “cà phê trộn”.
Trong WWII, sản lượng cafe hòa tan được tiêu thụ lên đến 75%, trái ngược tại Mỹ và Pháp 10% và Ý chỉ chiếm 1%. Ngày nay, cafe hòa tan có rất nhiều biến thể và hương vị, từ cafe đá hòa tan, cafe sữa hòa tan cho đến cafe cappuccino hòa tan, đem đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn và thật tiện lợi.
Quy trình khi sản xuất cafe hòa tan giống như cà phê thông thường, cà phê nhân xanh được thu hoạch và rang ở nhiệt độ 165*C (329*F). Sau khi rang, cafe được để nguội và xay mịn. Nhìn chung, quy trình khá giống như cách rang xay cafe hạt.
Quá trình trích ly nhằm thu các chất hòa tan, hương và vị của bột cafe vào nước. Bằng cách dùng nước nóng ở nhiệt độ 80 – 90 độ C. Bột cà phê sản xuất cà phê hoà tan cần có kích thước lớn và tiến hành trích ly nhiều lần để hạn chế lượng bột mịn tan sâu vào trong nước khi trích ly.
Nồng độ dịch cà phê sau trích ly là 20 – 22%, chưa thể sấy khô được. Do đó phải tiến hành cô đặc dịch trích ly đến nồng độ 30 – 33% mới thuận lợi cho quá trình sấy. Phương pháp cô đặc thường dùng là phương pháp cô đặc chân không.
Bằng cách bơm dịch cafe vào thiết bị gia nhiệt. Tại đây nước nhận nhiệt và bay hơi. Độ chân không được tạo ra nhờ baromet sẽ hút hơi nước và ngưng tụ tại bình ngưng. Quá trình diễn ra cho đến khi nồng độ dung dịch đạt yêu cầu thì dừng.
Sấy khô nhằm đưa dịch trích ly cà phê cô đặc thành dạng bột khô để tiện lợi cho quá trình bảo quản và sử dụng. Gồm 03 phương pháp cơ bản là sấy phun, sấy cốm và sấy lạnh
Sấy lạnh (freeze drying). Ở phương pháp này, nước trong cà phê bốc hơi để lại một dung dịch có nồng độ cà phê cao. Sau đó dung dịch này được làm lạnh đến -40ºC, tạo ra các tinh thể đá.
Nhờ quá trình chất rắn chuyển sang dạng hơi, đá được tách ra khỏi tinh thể. Phần hạt khô còn lại chính là cà phê uống liền. Đây là loại cafe hòa tan chất lượng cao với độ hồi hương và vị cafe rất tuyệt vời.
Sấy phun (spray drying). Sau quá trình bốc hơi tự nhiên, dung dịch cà phê đậm đặc được phun từ một tháp cao vào buồng chứa không khí nóng. Sự lưu thông khí nóng trong buồng này tách nước ra khỏi dung dịch và để lại bột cà phê khô.
Sấy cốm. Kết hợp giữa 02 phương pháp trên, cà phê sấy cốm có sự pha trộn giữa cà phê hòa tan sấy phun và cà phê hòa tan sấy lạnh. Loại này có dạng cốm (dạng bọt), xốp và dễ vỡ. Cà phê sấy cốm hiện được ưa chuộng ở nhiều nước phát triển và cũng được định vị là loại cà phê hòa tan chất lượng cao.
Tuy đâu đó vẫn có sự so sánh giữa cafe espresso và cafe hòa tan nhưng không thể phủ nhận những tiện lợi mà cà phê hòa tan mang lại trong cuộc sống bận rộn ngày nay. Dù đã trải qua những giai đoạn thoái trào và bão hòa, nhưng 1 ly cafe hòa tan chất lượng cao khi đặt cạnh 1 tách espresso thực thụ vẫn không tỏ ra lép vế là bao.